CÓ MẤY CẤP ĐỘ SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN?
Suy giãn tĩnh mạch chân là căn bệnh nguy hiểm thường gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, ngày nay do lối sống thiếu khoa học, ăn uống không cân bằng, lười vận động nên bệnh có xu hướng trẻ hóa. Vậy có mấy cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân? Và biểu hiện cụ thể của mỗi giai đoạn như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây của Helio.
Có mấy loại suy giãn tĩnh mạch chân?
Có 3 loại suy giãn tĩnh mạch chân bao gồm: Tĩnh mạch sâu (nằm giữa các nhóm cơ), tĩnh mạch nông (nằm gần da nhất), và tĩnh mạch xuyên (nối tĩnh mạch nông với tĩnh mạch sâu). Suy giãn tĩnh mạch thường được gặp ở tĩnh mạch nông của chân - điều này xảy ra khi tình trạng áp lực máu cao bên trong tĩnh mạch.
Biểu hiện suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Khi bị suy giãn tĩnh mạch chân, người bệnh sẽ cảm thấy chân nặng, mỏi hay bị tê bì. Triệu chứng này sẽ nặng hơn nếu phải đứng hoặc ngồi quá lâu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể dễ dàng bị chuột rút vào ban đêm. Trong một vài trường hợp da chân sẽ bị đổi màu hoặc thậm chí là loét da.
Nếu bị suy giãn tĩnh mạch nặng và trong thời gian dài, bệnh nhân sẽ có nguy cơ bị huyết khối tĩnh mạch sâu - biểu hiện là chân bị sưng phồng đột ngột, nhanh chóng.
Biểu hiện chi tiết của các cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân
Dưới đây là các cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân mà các bệnh nhân cần lưu ý:
- Cấp độ 0: Là suy giãn tĩnh mạch nhẹ. Ở giai đoạn này, các tĩnh mạch đã bắt đầu suy yếu nhưng không có dấu hiệu rõ ràng trên lâm sàng. Người mắc bệnh chỉ phát hiện ra bệnh suy giãn tĩnh mạch nếu dùng các biện pháp xét nghiệm cận lâm sàng hoặc kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh.
- Cấp độ 1: Các tĩnh mạch đã bắt đầu giãn ra và có thể xuất hiện ở các vùng dưới mắt cá trong, bắp chân, vùng đùi... Ở cấp độ này, suy giãn tĩnh mạch chân sẽ có biểu hiện như ngứa chân, mỏi chân, đau chân nhưng dấu hiệu vẫn còn khá mờ nhạt nên bệnh nhân thường không chú ý.
- Cấp độ 2: Các tĩnh mạch đã giãn trên 3mm, từ giai đoạn này, các dấu hiệu của bệnh sẽ trở nên rõ ràng hơn. Những triệu chứng cụ thể gồm: Tê bì chân, đau nhức, nặng chân và tĩnh mạch xanh tím bị nổi rõ trên bề mặt da.
- Cấp độ 3: Giai đoạn này sẽ xuất hiện tình trạng bắp chân hoặc bàn chân bị sưng to, phù chân vào buổi chiều tối hoặc khi đứng nhiều.
- Cấp độ 4: Nguyên nhân do ứ đọng máu nhiều ở ngoại vi nên da chân của bệnh nhân sẽ sậm màu hơn, đi kèm cùng với triệu chứng như xơ bì, phù chân và sừng hóa. Khi ấn đầu ngón tay vào vùng suy giãn tĩnh mạch thì sẽ tạo ra các vết lõm.
- Cấp độ 5: Da chuyển sang màu nâu và có thể xuất hiện các vết loét ở chân. Tình trạng đau nhức và khó chịu có thể xuất hiện nhiều hơn khi đứng lâu hoặc vào buổi tối.
- Cấp độ 6: Xuất hiện nhiều vết lở loét ở chân, các vết loét to - nhỏ xen kẽ lẫn nhau, vết loét càng sâu thì khó lành hơn.
Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch theo các cấp độ bệnh
Từ cấp độ bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị suy giãn tĩnh mạch chân phù hợp cho từng bệnh nhân:
Suy giãn tĩnh mạch ở cấp độ nhẹ (0 - 1)
Trong giai đoạn đầu, nếu suy giãn tĩnh mạch chân có biểu hiện không quá nghiêm trọng, không gây khó chịu thì bệnh nhân không cần phải sử dụng thuốc mà chỉ cần thay đổi chế độ tập luyện, ăn uống và lối sống sinh hoạt là được. Cụ thể:
- Chế độ ăn uống: Sử dụng các thực phẩm nhiều chất xơ, vitamin E và C, uống nhiều nước, hạn chế sử dụng đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ và các chất kích thích khác.
- Chế độ sinh hoạt: Không nên ngồi hoặc đứng trong thời gian dài, thay đổi tư thế ngồi liên tục, di chuyển nhiều hơn.
- Chế độ tập luyện: Bệnh nhân có thể lựa chọn các môn thể thao phù hợp với mình như: Bơi lội, yoga, đi bộ, đạp xe,... Đồng thời, người bệnh nên mang tất được sử dụng y khoa trong suốt quá trình luyện tập.
===> Xem thêm: Cách điều trị suy giãn tĩnh mạch bằng phương pháp Mercury Perfect
Suy giãn tĩnh mạch ở cấp độ tiến triển (2 - 3 - 4)
Ở giai đoạn này, bệnh suy giãn tĩnh mạch chân biểu hiện rõ ràng nên người bệnh có thể dễ dàng nhận biết được. Do các triệu chứng ảnh hưởng khá nhiều tới sinh hoạt hàng ngày nên người bệnh cần sử dụng các thuốc chuyên dùng để giảm nhẹ triệu chứng và đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống.
Suy giãn tĩnh mạch ở cấp độ cuối (5 - 6)
Nếu bệnh suy giãn tĩnh mạch chân tiến triển tới cấp độ cuối thì bệnh nhân cần phải cẩn thận trước những biến chứng nguy hiểm, khó lường như: Huyết khối tĩnh mạch, lở loét, vỡ tĩnh mạch, hoại tử da,... Trong giai đoạn này, nếu các biện pháp điều trị thông thường không mang lại hiệu quả thì người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện phương pháp phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật loại bỏ những tĩnh mạch bị suy giãn và người mắc bệnh sẽ không còn bị “tra tấn” bởi những triệu chứng khó chịu nữa.
Phòng khám quốc tế Helio hy vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp các người bị suy giãn tĩnh mạch hiểu rõ về biểu hiện, cấp độ suy giãn tĩnh mạch chân để lựa chọn điều trị phù hợp. Nếu khách hàng cần tư vấn các dịch vụ điều trị suy giãn tĩnh mạch an toàn - hiệu quả - tiết kiệm chi phí thì liên hệ theo số 0789.7777.03 ngay hôm nay.