CÁCH ĐIỀU TRỊ GIÃN TĨNH MẠCH CHÂN HIỆU QUẢ TẠI NHÀ
Ngày nay, nhiều người đã chọn lựa cách tự trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà, giúp giảm thiệu cảm giác đau, mệt mỏi, nhức nhối và cảm giác nặng nề ở chân do suy giãn tĩnh mạch gây ra. Điều này không chỉ mang lại hiệu quả trong việc điều trị, mà còn giúp tiết kiệm chi phí điều trị. Dưới đây là những cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà do Helio tổng hợp mà bạn có thể tham khảo.
Suy giãn tĩnh mạch chân là gì?
Suy giãn tĩnh mạch chân là tình trạng máu ở hệ thống tĩnh mạch ở phần chân bị ứ lại, không đi về tĩnh mạch chủ để trở về tim như bình thường. Tình trạng này làm tăng áp lực thủy tĩnh ở trong lòng tĩnh mạch khiến tĩnh mạch bị giãn ra. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, thì bệnh sẽ tiếp tục phát triển và làm dòng máu ở động mạch chạy tới để nuôi chân cũng bị giảm theo.
Các triệu chứng của bệnh giãn tĩnh mạch chân
Dưới đây là những triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch chân mà mọi người cần lưu ý:
- Các tĩnh mạch nổi rõ ở bên dưới bề mặt da và có thể đã quan sát được
- Có cảm giác nóng rát hoặc đau nhói ở chân
- Vùng chân cảm giác nặng nề và khó chịu
- Thường xuyên bị chuột rút và đặc biệt là vào ban đêm
- Sưng bàn chân và mắt cá chân
- Da ở vùng giãn tĩnh mạch bị khô, ngứa, biến đổi màu sắc và nặng hơn là có thể gây loét da, nhiễm trùng hoặc tắc mạch...
Cách chữa trị giãn tĩnh mạch chân ngay nhà
1. Tập massage, nâng chân và hoạt động thể chất
- Nâng chân: Bài tập này có thể giúp giảm các triệu chứng về giãn tĩnh mạch và sưng phù ở chân cho người bị suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu. Để điều trị hiệu quả, bạn cần nâng chân cao trên mức của tim và giữ lại ở vị trí này trong ít nhất 20 phút từ 3 - 4 lần/ngày.
- Massage: Đây là phương pháp giúp lưu thông máu hiệu quả, đặc biệt là ở chân - nơi tĩnh mạch bị giãn. Khi massage, bạn nên sử dụng áp lực từ bàn tay nhẹ nhàng hoặc dùng áp lực từ các đầu ngón tay xoa bóp gót chân lên mắt cá nhân. Nếu bạn cảm thấy bị đau hoặc khó chịu thì ngừng massage và nâng cao chân.
- Thay đổi lối sống: Không nên đi đứng hoặc ngồi quá lâu và đặc biệt là với những người làm công việc văn phòng. Đồng thời, người mắc suy giãn tĩnh mạch ở chân cần tránh mang giày cao gót trong thời gian dài vì nó làm tăng co bóp cơ ở bắp chân, dồn máu về tĩnh mạch và tình trạng ứ máu ở chi dưới ngày càng nặng hơn.
Xem thêm: Xóa xăm bằng công nghệ ánh sáng Max Elastin F9
2. Thay đổi chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh là biện pháp giải quyết tốt nhất cho các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng bị suy giãn tĩnh mạch chân. Một số lời khuyên cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch ở chân là:
- Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm có chứa nhiều Vitamin C và E vì chúng có thể giúp kích thích sản xuất Collagen và Elastin, giữ cho chúng khỏe hơn, ít bị giãn hơn
- Nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ như các loại đậu, yến mạch, hạt, hạt lanh, ngũ cốc, lúa mì... vào chế độ ăn vì chúng giúp ngăn ngừa táo bón và giảm các áp lực lên tĩnh mạch.
- Nên ăn bắp cải vì loại thực phẩm này chứa nhiều Vitamin A, C, E, B1, B2… giúp phá hủy các chất lên men có trong máu và giảm đau hiệu quả.
3. Dùng tất ngăn giãn tĩnh mạch
Tất giãn tĩnh mạch (tất y khoa giãn tĩnh mạch) giúp bó chặt hơn so với các loại tất thông thường, giúp cải thiện tình trạng bị giãn tĩnh mạch chân thông qua việc tạo áp lực lên chân để ngăn các tĩnh mạch không bị giãn nở thêm. Đồng thời, tất co giãn còn giúp hỗ trợ tĩnh mạch và các cơ trong việc điều hướng đưa máu lưu thông về tim.
Tuy nhiên, các biện pháp điều trị trên chỉ có thể cải thiện tình trạng bệnh, nguy cơ tái phát trong tương lai vẫn cao. Vì vậy, người bệnh cần theo dõi sức khỏe tại nhà và đến cơ sở uy tín để điều trị bệnh suy giãn tĩnh mạch chân sớm. Liên hệ phòng khám quốc tế Helio theo số hotline 086.777.97.91 để được tư vấn và hỗ trợ điều trị giãn tĩnh mạch chân nhanh nhất.
Dịch vụ thế mạnh
Khách hàng nói gì về HELIO
Kết quả dịch vụ
